Trang chủ / Tin tức / TT hướng dẫn áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế

TT hướng dẫn áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế

Ngày 18/06/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 45/2021/TT-BTC hướng dẫn việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Thông tư 45/2021 có hiệu lực từ ngày 03/8/2021 và thay thế Thông tư 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013

Chúng tôi xin tóm tắt nội dung chính của Thông tư 45/2021 như sau:

Giao dịch được đề nghị áp dụng APA

Giao dịch được đề nghị áp dụng APA là các giao dịch liên kết được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Điều kiện áp dụng:

  • Giao dịch thực tế đã phát sinh và sẽ tiếp tục diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn đề nghị áp dụng APA.
  • Giao dịch có cơ sở để xác định được bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế và có cơ sở để phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập dựa trên các thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định tại Điều 6 và Điều 7, Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, dựa trên các thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định tại Điểm b, Khoản 6, Điều 42, Luật Quản lý thuế.
  • Giao dịch không có tranh chấp, khiếu nại về thuế.
  • Giao dịch được thực hiện minh bạch, không nhằm mục đích trốn, tránh thuế hoặc lợi dụng Hiệp định  thuế.

Nguyên tắc áp dụng APA

APA được áp dụng trên nguyên tắc cơ quan thuế và người nộp thuế hoặc cơ quan thuế Việt Nam và cơ  quan thuế đối tác và người nộp thuế cùng hợp tác, trao đổi, đàm phán về việc áp dụng các quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA phù hợp với các nguyên tắc giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế.

Trong thời gian thực hiện APA, người nộp thuế có trách nhiệm:

  • Tuân thủ các điều kiện tại APA đã được ký kết và thực hiện việc điều chỉnh thu nhập chịu thuế phù hợp với mức giá hoặc tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận
  • Tuân thủ các điều kiện tại APA đã được ký kết và thực hiện việc điều chỉnh thu nhập chịu thuế phù hợp với mức giá hoặc tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận
  • Lập và nộp các báo cáo APA thường niên cho từng năm tính thuế và báo cáo đột xuất (nếu có) trong giai đoạn hiệu lực của APA đã ký két theo quy định tại Khoản 7, Điều 41 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế trong quá trình thực hiện APA đã ký sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.

Hiệu lực

APA chỉ có hiệu lực tối đa 3 năm, thay vì trước đây là 5 năm. Đối với đề nghị áp dụng APA nộp trước ngày Thông tư 45/2021 có hiệu lực nhưng chưa được ký kết và giai đoạn đề nghị áp dụng APA chưa kết thúc tính đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư này.

Nếu Quý độc giả cần thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

UHY – Thông tư 45-2021 – 072021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *